Trong xu thế hội nhập hiện nay, trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP cần đảm bảo thời vụ gieo, sạ, sạ hàng, giống. Đồng thời theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa mà quy trình bón phân, chăm sóc, làm cỏ, sâu bệnh được quản lý. Không chỉ giảm số lượng lúa giống mà còn giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên mô hình này cho lợi nhuận cao hơn.
Sản xuất lúa theo VietGAP, điều quan trọng là nông dân hạn chế chi phí đầu vào, giá lúa cao, bảo vệ sức khỏe, môi trường sinh thái. Sản xuất lúa sạch, lúa hữu cơ đang mở ra hướng đi mới. Hứa hẹn phát triển bền vững không chỉ giúp nông dân giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm mà còn tạo ra một nông sản an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Mục Lục
Quảng Bình đã thực hiện sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP
Đã 2 năm nay, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thống Nhất (HTX Thống Nhất) ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình đã thực hiện sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Nguyễn Duy Viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX cho hay. Sản phẩm của HTX là lúa gạo nên HTX suy nghĩ nhiều về hướng sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP để sản phẩm an toàn, giảm được chi phí sản xuất. Do vậy, HTX đã kết hợp với Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình triển khai thực hiện. Công ty Giống cây trồng Quảng Bình đã phối hợp với Sở NN-PTNT và Sở KH-CN tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa chuẩn VietGAP cho nông dân.
Ban đầu, diện tích đưa vào sản xuất thử là thử nghiệm 10 ha với giống lúa PN 99. Cuối vụ, sản phẩm lúa làm ra có chất lượng tốt; năng suất vượt trội, hiệu quả sản xuất đạt cao nên nông dân rất phấn khởi. Vụ đông xuân 2021, chương trình sản xuất theo chuẩn VietGAP đã được mở rộng với trên 100 hộ dân tham gia trên điện tích gần 60 ha.
Diện tích lúa gieo được triển khai tập trung tại các vùng liền bờ; liền thửa để dễ bề kiểm tra, quản lý. Đồng ruộng đều được tổ làm đất của HTX cày bừa, làm vệ sinh. Sau đó các thành viên tham gia sản xuất xuống đồng gieo sạ đồng loạt cùng loại với giống PN 99.
Quy trình sản xuất theo chuẩn VietGAP
Theo ông Nguyễn Duy Viên, điểm khác biệt đầu tiên của quy trình sản xuất theo chuẩn VietGAP so với sản xuất truyền thống là về phân bón. Các hộ nông dân được chỉ đạo bón phân hữu cơ với lượng bón 20 kg/sào và có bón một ít phân NPK.
“Lợi ích của phân bón hữu cơ là giúp tỷ lệ sâu bệnh gây hại cây lúa đạt ở mức thấp. Nhờ đó giảm được số lần phun thuốc BVTV. Khi gieo, chỉ cần 3 kg thóc giống/sào (500m2) là đủ. Trong khi sản xuất truyền thống cần đến 6 kg. Nước tưới, nước cấp cho đồng lúa chỉ vừa đủ, kịp thời”, ông Viên cho hay.
Tham giao làm lúa VietGAP từ ban đầu, nông dân Nguyễn Đức Toản (HTX Thống Nhất) cho biết ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ vì chưa quen. Mỗi lần ra đồng, ông và bà con phải mang theo sổ để ghi chép cụ thể về các khâu chăm bón.
Vụ đông xuân 2021, gia đình ông Toản làm 2 ha lúa chuẩn VietGAP. Sản lượng lúa của gia đình ông đạt 14 tấn, bán cho đơn vị thu mua được 135 triệu đồng. Trừ chi phí thì mỗi ha cũng cho lãi trên 40 triệu đồng.
Cũng trong niềm vui, nông dân Nguyễn Tiến Vưng cho hay. Gieo cấy lúa theo chương trình VietGAP có nhiều mặt lợi. “Nhà tôi làm được 4 tấn thóc, bán được 27 triệu đồng. Biết thóc sạch nên người ta tranh nhau mua với giá cao hơn nhiều. Bà con mừng lắm. Vụ tiếp chắc cả làng đều làm VietGAP thôi”, ông Vưng hồ hởi.
Đầu tư vốn cho sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP thấp hơn
Theo tính toán của nhiều nông dân, đầu tư vốn cho sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP thấp hơn nhiều so với sản xuất theo phương pháp truyền thống. Chẳng hạn chi cho sản xuất truyền thống từ 20 – 22 triệu đồng/ha cho giống, phân bón, thuốc BVTV… thì nay sản xuất theo chuẩn VietGAP các chi phí đó giảm được khoảng 40%; chỉ còn khoảng 13 – 15 triệu đồng.
Khi đi vào sản xuất theo chuẩn VietGAP. HTX Thống Nhất ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp trên địa bàn. HTX đã bán cho doanh nghiệp được 350 tấn thóc với giá 7.100 đồng/kg. Cao hơn giá bán các loại lúa khác khoảng 1.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Duy Viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX cho biết thêm. “Năng suất bình quân lúa sản xuất VietGAP đạt 70 tạ/ha, nơi cao nhất đạt 75 tạ/ha; giá thóc bán ra cao hơn giá bán cùng loại; được sản xuất theo phương pháp truyền thống nên nông dân có lợi lớn”. Cùng nhờ gạo VietGAP mà tiếng tăm của HTX Thống Nhất ngày càng được xây dựng thương hiệu, ngày càng lan tỏa ra nhiều địa phương khác.
Người dân bắt đầu làm quen với sản xuất theo chuẩn VietGap
Để ổn định đầu ra của sản phẩm giúp người nông dân yên tâm sản xuất, từ vụ đông- xuân năm 2020. HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ Thống Nhất đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Doanh nghiệp Hùng Thịnh Vượng. Vụ đông- xuân 2021, ngoài số thóc bà con để lại ăn. HTX đã bán cho doanh nghiệp được 350 tấn thóc với giá 7.100 đồng/kg; cao hơn giá bán các loại khác như lúa Đài thơm 8, HN6 đến 500 đồng/kg. Ông Nguyễn Duy Viên cho biết thêm “ HTX sản xuất giống lúa Phong nha 99. Cho năng suất bình quân đạt 70 tạ/ha, nơi cao nhất đạt 75 tạ/ha.
Nhằm nâng cao thu nhập cho hộ thành viên. Ngoài việc nâng cao hiệu quả của các khâu dịch vụ; cơ cấu bộ giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; thì chất lượng hạt gạo và sức khỏe con người là điểm quan trọng nhất cho đầu ra. Với sản xuất theo chuẩn VietGap, giá thóc bán ra cao hơn giá bán cùng loại so với sản xuất theo phương pháp truyền thống từ 8% đến 10%. Mặt khác, người dân chúng tôi bắt đầu làm quen với sản xuất theo chuẩn VietGap. Từ đây, HTX tiến tới xây dựng thương hiệu gạo sạch; để hạt gạo làm ra vừa sạch, môi trường sạch; lại giảm chi phí sản xuất cho hộ nông dân”. Tin rằng, sản xuất lúa theo chuẩn VietGap ở HTX Thống Nhất sẽ được lan tỏa ra nhiều địa phương khác.
Cùng đọc thêm các bài viết khác trên spoyld.com