Cá chép là loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến với chất lượng thịt thơm ngon và bổ dưỡng được rất người tiêu dùng ưa chuộng. Cá có khả năng chịu lạnh tốt, có thể nuôi được trong nhiều thủy vực như là ruộng, ao, sông và trong nhiều hệ thống nuôi như quảng canh, bán thâm canh hoặc thâm canh. Hiện nay, cá chép đã trở thành đối tượng nuôi chính có tỷ lệ ghép cao, dịch bệnh liên tục xảy ra gây nên nhiều thiệt hại cho người nuôi nhất là bệnh u nang bã đầu ở ruột cá. Bệnh này do bào tử sợi gây ra, làm cho cá chậm lớn, tiêu tốn nhiều thức ăn, giảm giá thương phẩm và có thể gây chết.
Mục Lục
Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cá chép mắc bệnh?
Trước đây, cá chép thương phẩm chủ yếu được nuôi ghép với tỷ lệ thả thấp. Dưới 10% tổng số cá thả nên dịch bệnh ít xuất hiện. Hiện nay, cá chép đã trở thành đối tượng nuôi chính. Bệnh kênh mang do ấu trùng sán lá ruột Centrocestus formosanus gây ra. Bệnh KHV do virus Herpesvirus gây ra và gần đây nhất là bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép.
Cá có biểu hiện chậm lớn, bơi lờ đờ, đen thân, bụng chướng to, ruột sưng, tích nước. Trong ruột chứa nhiều bào nang (khoảng 92 bào nang) màu trắng. Bã đậu có kích thước 2,6×2 cm (tối đa 5,3×3,7 cm). Bào tử sợi được nhận dạng thuộc loài Thelohanellus kitauei.
Bào tử sợi thường ký sinh trên vây, da, mang và ở nội tạng của cá chép. Gây hại nhiều cho cá chép nuôi khi chúng gây nhiễm trên mang làm cho cá khó hô hấp; gây tắc ruột không hấp thu được thức ăn. Bệnh xảy ra nhiều nhất tại các ao nuôi ghép cá chép với tỷ lệ ghép cao (28%). Nhưng không thấy xuất hiện ở đối tượng nuôi khác. Tuy nhiên, ở Bangladesh bệnh bào tử sợi còn xuất hiện cả trên cá trôi.
Các triệu chứng thường gặp và bệnh tích
Cá bị bệnh có các triệu chứng như: đen thân, bụng chướng to, nổi vật vờ. Dạt vào bờ, quẫy mạnh và nhảy lên khỏi mặt nước. Một số cá bệnh bong vảy bụng, lỗ hậu môn giãn rộng. Khi chết cơ thể dựng như đang bơi. Khi mổ khám cá chép bị bệnh đều thấy có hiện tượng tích nước ở các nội quan; ruột chứa nhiều khối u bã đậu làm cho thành ruột mỏng. Tích dịch dạng thạch lỏng trong ruột, nội tạng khác bị sưng hoặc hoại tử.
Bào nang chỉ xuất hiện ở ruột cá chép mà không thấy xuất hiện ở cơ quan nội tạng khác. Cá chép bị bệnh có triệu chứng và bệnh tích điển hình là số lượng bào nang. Trung bình 17 bào nang/cá, kích cỡ bào nang 2,6×2 cm. Tối đa có cá chứa đến 92 bào nang và bào nang lớn nhất đo được 3,7×5,3 cm. Bào nang trong đường ruột cá chép có kích thước lớn hơn bào nang của các loài bào tử sợi ký sinh ở mang cá chép.
Hướng dẫn cách phòng bệnh
Để phòng bệnh cho cá chép, có hai yếu tố đặc biệt quan trọng mà bà con cần ghi nhớ. Chính là đảm bảo môi trường sống tốt nhất. Cũng như áp dụng chế độ ăn đầy đủ nhằm mang đến sức đề kháng cao nhất cho cá. Về môi trường sống, hàng tuần bà con nên tiến hành rắc vôi bột giúp làm sạch nước một cách tối ưu. Bên cạnh đó, bà con kết hợp sử dụng chế phẩm như EM theo định kỳ; nhằm cải thiện nước một cách hiệu quả nhất.
Với con giống, trước khi thả nuôi, giống cá chép cần được tắm qua nước muối trong khoảng 5 phút. Sau đó, bà con tiến hành thả giống trong điều kiện trời mát. Nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp. Về chế độ ăn, ngoài việc sử dụng các loại thức ăn như thông thường. Bà con cần bổ sung vitamin cho cá hoặc sử dụng chế phẩm sinh học NN1 trong việc ủ thức ăn nhằm giúp cá khỏe mạnh, kháng bệnh tối ưu.
Bệnh u nang đường ruột thường xảy ra ở các ao không được vệ sinh khử trùng trước khi thả giống, ao nhiều bùn và chất thải chăn nuôi… Khử trùng nước khi nuôi cũng không thể loại bỏ hết nguy cơ dẫn đến ao nuôi có bệnh bào tử sợi. Do vậy để hạn chế dịch bệnh các ao nuôi cần được tát cạn, hút bớt bùn, phơi nắng, bón vôi bột khử trùng. Hiện nay, Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang thử nghiệm một số thuốc phòng và điều trị bệnh u nang có hiệu quả, sẽ sớm công bố, hướng dẫn cho người nuôi sử dụng.