Được nhận định là một thị trường béo bỡ, những năm qua Việt Nam luôn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là điểm đến hấp dẫn trong khu vực châu Á. Việt Nam có nền kinh tế mới nổi vô cùng ấn tượng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và sự hội nhập sâu rộng trong thương mại toàn cầu đều là những ưu thế hấp dẫn hơn hẳn trong khu vực để các nhà đầu tư trên thế giới tìm đến đặt nguồn vốn vào. Các doanh nghiệp đang đầu tư ở Việt Nam cũng có những kế hoạch xác định mục tiêu về lâu dài và bền vững cho mối quan hệ hợp tác của hai bên.
Mục Lục
Nền kinh tế Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao
Mới đây, công ty quản lý tài sản AXA Investment Managers Asia (có trụ sở ở Singapore), đã đăng tải bài đánh giá của hai nhà kinh tế Aidan Yao và Shirley Shen cho biết: “Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, ấn tượng nhất trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, sau Trung Quốc, hội nhập sâu rộng vào thương mại toàn cầu nhiều thập kỷ gần đây. Hiện Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu tăng gấp 5 lần trong thập kỷ qua – vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của khu vực châu Á”.
Ngày 11/10/2021, Tiến sĩ Oliver Massmann, từ công ty luật Duane Morris – một trong 100 công ty luật lớn nhất thế giới khẳng định: “Việt Nam là điểm đến đầu tư thân thiện nhất tại châu Á, bởi những yếu tố như các hiệp định thương mại tự do song phương, và đa phương mà Việt Nam tham gia, cộng với việc Chính phủ Việt Nam đã ban hành những chính sách kịp thời, để khôi phục nền kinh tế”. Bên cạnh đó, tại tọa đàm COVID-19 và FDI, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam nhấn mạnh: “Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài”.
Doanh nghiệp Intel tạo doanh thu nhiều nhất ở Việt Nam
Tính đến hết tháng 7/2021, Mỹ đã đăng ký đầu tư trực tiếp gần 9,7 tỷ USD vào Việt Nam. Mỹ xếp thứ 11 trong số các quốc gia có nguồn vốn tại nước ta. Hiện tại, doanh nghiệp Mỹ tạo doanh thu nhiều nhất ở Việt Nam chính là Intel. Năm 2020, nhà sản xuất chip nhớ, bán dẫn đạt doanh thu hơn 38.400 tỷ đồng. Kết quả ghi nhận tăng gần 60% so với năm trước đó. Nhà máy tại Việt Nam của Intel là nhà máy chế tạo ATM lớn nhất trong hệ thống. Nó còn có đủ nguồn lực duy trì công nghệ hiện đại. Nó có thể nâng công suất chế tạo rất đáng kinh ngạc. Con số có thể nâng từ 13 triệu đơn vị lên 15 – 16 triệu đơn vị sản phẩm/tuần.
Trong buổi hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, và đại diện các doanh nghiệp vốn vốn đầu tư nước ngoài, trên địa bàn thành phố, bà Hồ Thị Thu Uyên, Giám đốc Đối ngoại Intel Products Việt Nam thông tin: “Hiện, Intel Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, khi đảm nhận sản lượng lớn các sản phẩm bán dẫn của tập đoàn, và xuất khẩu đến nhiều đơn vị trên thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng xuất khẩu của công ty đạt 64% tổng giá trị xuất khẩu của cả khu công nghệ cao và 35% toàn TP. Hồ Chí Minh”.
LG Electronics xác định đầu tư lâu dài ở Việt Nam
Ngoài ra, tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, và Công ty LG Electronics Việt Nam tại Hải Phòng, ông Jung Hai Jin, Tổng Giám đốc LG Electronics Việt Nam tại Hải Phòng chia sẻ: “Tập đoàn LG nói chung, và LG Electronics nói riêng, xác định Việt Nam là một quốc gia có môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn. Do vậy, việc tiếp tục đầu tư tại đây là chiến lược phát triển lâu dài và bền vững”.
3 yếu tố giúp Việt Nam nắm bắt được các cơ hội đầu tư trong tương lai
Theo báo cáo công bố tại buổi hội thảo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam”, Google đã chỉ ra ba yếu tố quan trọng giúp Việt Nam nắm bắt được các cơ hội đầu tư trong tương lai. Đầu tiên, Việt Nam cần tiếp tục phát triển hệ sinh thái công nghệ trong nước. Cơ sở hạ tầng số trong nước đã và đang được thúc đẩy phát triển. Điều này chính nhờ quy định chuyển giao công nghệ quốc tế và cải tiến cơ sở hạ tầng số.
Thứ hai, Việt Nam có thể tiếp tục nâng cao kỹ năng số cho người lao động và sinh viên. Chính phủ tập trung mạnh mẽ vào việc trang bị các kỹ năng số cần thiết. Đối tượng cần thiết là nhân lực hiện tại và lực lượng lao động tương lai. Điều này giúp họ tiếp cận các cơ hội kỹ thuật số.
Thứ ba, Việt Nam cần phát triển một môi trường thuận lợi cho thương mại số. Điều này đòi hỏi thúc đẩy dòng dữ liệu xuyên biên giới mở. Đồng thời, cần nới lỏng chính sách hạn chế về dữ liệu. Bên cạnh đó là khuyến khích khả năng tương tác của các khuôn khổ kỹ thuật số. Điều quan trọng là phải giảm thiểu xung đột biên giới.