Bệnh mềm vỏ ở tôm là căn bệnh thường xảy ra ở tôm nuôi. Người nuôi cần quan sát tôm trong sàn ăn hoặc tôm ở cặp mé ( sát mép nước của bờ ao). Nếu tôm bị bệnh thì sẽ có những biểu hiện như là: vỏ bị mềm, mỏng, vỏ có màu sẫm, bị nhăn hay gồ ghề,…. làm giảm đi sức đề kháng của tôm. Bệnh mềm vỏ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm bệnh tấn công làm tôm bị suy yếu, chậm phát triển và chết rải rác chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh. Tôm thường dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm khuẩn khác như nấm, protozoa.
Mục Lục
Nguyên nhân khiến cho tôm bị bệnh mềm vỏ
Bệnh mềm vỏ ở tôm không gây mất mùa như EMS, đốm trắng, đầu vàng. Nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm của tôm. Tùy vào môi trường nuôi, nguồn nước và chế độ dinh dưỡng. Mà các nguyên nhân gây ra bệnh mềm vỏ trên tôm thẻ chân trắng là khác nhau. Sau đây là một vài lý do:
- Do dinh dưỡng: Tôm thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt thiếu hàm lượng canxi và phospho. Khi tôm lột xác để tạo lớp vỏ mới, thông thường lớp vỏ mới sẽ cứng trở lại trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên nếu không cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết để tôm tạo vỏ; vỏ tôm sẽ bị mềm, mỏng…
- Do môi trường: Nước ao nuôi nhiễm chất thải công nghiệp, nông nghiệp. Hoặc dư lượng hóa chất, đặc biệt là thuốc trừ sâu. Nước có độ mặn thấp hoặc độ kiềm thấp. Ngoài ra, có thể còn do tôm nuôi quá dày, môi trường nuôi thường xuyên biến động.
Hướng dẫn cách phòng bệnh
Trong công tác cải tạo ao, thực hiện đúng quy trình theo 3 bước. Cải tạo bằng cơ học, hóa học và sinh học. Lưu ý, không lạm dụng hóa chất hoặc dùng thuốc trừ sâu để cải tạo ao.
- Ngoài ao nuôi chính, nên có ao lắng để chứa nước dự trữ. Đảm bảo nước sạch khi cần cung cấp cho ao nuôi, tránh lấy nước trực tiếp ngoài sông rạch chưa qua xử lý.
- Thả giống với mật độ vừa phải.
- Trong quá trình nuôi hạn chế ao bị mất tảo….
- Ngoài việc định kỳ tạt khoáng cho tôm, trong khẩu phần ăn thường xuyên bổ sung thêm Bio VitaminC 10% cho tôm ăn mỗi ngày, nhằm phòng tôm thiếu khoáng và vitamin.
- Thường xuyên đo các thông số môi trường (2 lần/ngày) ở thời gian cố định (sáng, chiều), để có thể can thiệp kịp thời khi môi trường biến động. Phải đảm bảo độ kiềm 80 – 120 mg/lít (tôm sú) và 120 – 160 mg /lít (tôm thẻ); pH 7,5 – 8,5.
- Bờ ao có đập tràn: để thoát nước mưa (khi mưa lớn), chống ngọt hóa.
- Thường xuyên kiểm tra nước ao nuôi có phải là nước thải công nghiệp, nông nghiệp có chứa chất độc hại hay không để có những phương án thay đổi nguồn nước cấp khi cần thiết.
- Lựa chọn giống tốt, giống phải được kiểm dịch để luôn đạt chuẩn
- Thả giống với mật độ vừa phải
- Lựa chọn thức ăn từ nhà cung cấp uy tín và luôn đảm bảo chất lượng là cách phòng bệnh mềm vỏ ở tôm, có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của tôm.
Hướng dẫn cách trị bệnh
- Trong quá trình nuôi tôm, thường xuyên theo dõi đàn tôm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường.
- Khi kiểm tra phát hiện tôm có dấu hiệu mềm vỏ: phải nhanh chóng can thiệp ngay bằng cách tăng cường cung cấp oxygen, đồng thời tạt vôi và Dolomite để tăng kiềm, đưa pH lên 8,3 – 8,5.
- Định kỳ trộn các chế phẩm sinh học vào thành phần thức ăn của tôm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, cân bằng quá trình trao đổi chất, giúp tôm hồi phục và tăng trưởng bình thường.
- Tạt vi sinh Bio Bacter và Bio Yucca để cải thiện chất lượng nước, giảm khí độc trong ao, tạo môi trường thông thoáng.
- Cho tôm ăn Bio Calphos với liều gấp đôi so liều phòng. Ngoài ra, cần bổ sung thêm Bio Hepatic nhằm tăng khả năng đào thải, thanh lọc độc tố, cân bằng quá trình trao đổi chất, giúp tôm cứng vỏ trở lại và tăng trưởng bình thường.
Trên đây là một vài chia sẻ về nguyên nhân và cách phòng trị bệnh mềm vỏ ở tôm. Hy vọng qua bài viết này bà con có thể phòng và phát hiện bệnh sớm để có cách điều trị tốt nhất.