Gà Đông Tảo là một trong những loại gà quý hiếm nhất của nước ta, giống gà này có cặp chân không mấy nhẹ nhàng, đôi chân thô, to và sần sùi, khi trưởng thành, một con gà có thể nặng từ 3,5 đến 4,5 kg tùy giới tính. Đây là giống gà nuôi cổ truyền ở Hưng Yên, thường dùng để cúng tế, nhưng vì rất được thị trường ưa chuộng nên dần dà, giống gà này được nuôi rất nhiều ở các trang trại, và nhiều bà con đã phất lên nhờ nó. Chăn nuôi gà Đông Tảo cũng không quá khó khăn và không khác khi nuôi các loại gà khác là bao, tuy nhiên gà con vẫn cần nắm vững kỹ thuật. Đọc bài viết dưới đây để được chia sẻ kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo nhé!
Mục Lục
Chọn mua giống gà Đông Tảo
Khâu chọn giống gà là một khâu quan trọng trong cách nuôi gà đông tảo con, để chọn gà Đông Tảo giống bà con nên lựa chọn gà giống ở những địa chỉ có uy tín, những trại giống lớn… Khi chọn mua, bà con hãy lựa những con đều nhau, nhanh nhẹn, khỏe mạnh chân bóng, hồng hào, tinh ranh, đặc biệt bộ lông mượt mà và màu đẹp.
sức khỏe khá yếu nên bà con cần cho gà con uống nước có pha glucose, Vitamin C và cho ăn tấm giúp làm sạch ruột. Sau đó mới cho gà ăn thức ăn theo từng giai đoạn.
Nhiệt độ chuồng nuôi
Thực tế trong vòng 48 giờ đầu khi mới bóc trứng gà con không cần ăn uống gì cả nên cũng khá thuận lợi để vận chuyển đi xa.
- Lúc gà con ra khỏi lồng ấp gà vẫn cần duy trì nhiệt độ ấm hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài.
- Tuần đầu 35 độ C sau đó giảm dần.
- Cần đóng những chuồng úm diện tích khoảng 2m2, cao 0.5 – 1m.
- Tuần đầu lót lưới 5mm, tuần 2 lưới 1cm, tuần 3 lưới 1,5cm bên dưới rải báo và treo hai ngọn đèn khoảng 40 W.
- Tuần đầu dùng đèn cả ngày lẫn đêm.
- Tuần 2 chỉ dùng ban đêm.
- Tuần 3 chỉ dùng khi mưa gió rét, bão.
- Tuần 4, có thể thả gà xuống đất, chỉ nhốt vào ban đêm.
- Nếu không có điện có thể che chuồng thật kín gió và rải một lớp trấu để giữ nhiệt độ ấm hơn.
Chọn lựa thức ăn
- Có thể cho ăn bằng thức ăn gà con (thức ăn công nghiệp) hoặc bằng tấm gạo, bắp xay, vừng.
- Có bổ sung ít bột cá nhạt hoặc đậu nành rang xay nhỏ, đầu cá vụn nấu chín hoặc giun, mối…
- Từ tuần 2 cho thêm rau xanh như rau muống, cải bắp… xắt nhỏ.
Quy trình phòng bệnh
Để đề phòng bệnh viêm rốn và bạch lỵ có thể cho uống kháng sinh trong 4 ngày đầu tiên; Ampiseptin gói 5g, hoặc Ampicoli gói 5g; một gói hòa một lít nước.
- Làm vacxin
– 01 ngày: Tiêm Magec.
– 07 ngày: Nhỏ gumboro mắt mũi.
– 14 ngày: Nhỏ vacxin Laxota nhỏ mắt mũi.
– 21 ngày: Nhỏ nhắc lại gumboro lần 2.
– 28 ngày: Nhỏ laxota, tiêm phòng cúm lần 1.
Chích Imopest: 0,3cc/con.
Lặp lại sau mỗi 3 tháng đối với gà nuôi đẻ và gà trống giống.
Chích vacxin tụ huyết trùng 1cc/con cùng một lúc.
Lặp lại sau mỗi 6 tháng đối với gà giống.
– Có thể bổ sung thường xuyên trong nước uống, vitamin, vitason liều 2g/lít nước.
- Lịch xổ giun: Mỗi tháng xổ giun một lần với levamison liều một gói 5g/3kg gà nhỏ hoặc 5kg gà lớn.
- Phòng bệnh cầu trùng: Khi có những triệu chứng cầu trùng ở những con đầu tiên (phân tiêu chảy, có máu trong phân) thì dùng Anticoc với liều 1g/lít nước, hoặc Rigecoccin gói 5g 1 gói/lít nước. Dùng thuốc 5 – 6 ngày.
- Phòng trị bệnh Gumboro: Nếu thấy gà ủ rũ, tiêu chảy phân nhớt sau một đợt thời tiết không thuận lợi (quá nóng hoặc quá lạnh). Hãy dùng Vitamin C, đường Glucoza và Eleotrolyte. Liều lượng: 100gr Vitamin C, nửa kilôgam đường Glucoza và 2 gói Eleotrolyte cho 50 lít nước. Cho gà dùng 3 – 5 ngày.