Cây cam vinh là một loại giống đặc sản của người dân miền Trung, nổi tiếng cùng với vị thơm, ngọt đặc trưng. Cam vinh là một trong những loại trái cây có chứa rất nhiều vitamin C, hàm lượng chất xơ, thiain, folate, các chất oxy hóa dồi dào, có thể thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, giả độc và hơn thế nữa loại cam này còn là một loài cây có chứa tinh dầu rất thơm. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn trồng cây cam vinh mang lại năng xuất cao và đảm bảo được những đặc trưng vốn có của cây cam vinh.
Mục Lục
Nên trồng cam Vinh khi nào?
Cam Vinh chắc hẳn không phải là cái tên xa lạ đối với những tín đồ yêu thích những món trái cây thanh mát, dịu nhẹ. Đây là một đặc sản của người miền Trung. Chính vì vậy giống cây này được nhiều người tìm mua để trồng trong vườn nhà mình.
Cam Vinh – Một thứ đặc sản nổi tiếng được chăm sóc nâng niu bởi bàn tay của con người xứ Nghệ. Nơi đây dù được đánh giá là khô cằn, nắng gió nhưng những trái cam vẫn toát lên được hương vị đặc trưng mà không có nơi nào có thể sánh bằng. Đó chính là hương thơm nồng cay, vị thanh mát. Tuy vẻ ngoài không mấy bắt mặt thế nhưng chỉ cần thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên. Cách trồng Cam Vinh cũng rất đơn giản. chỉ cần một chút tỉ mẩn là đã có thể có ngay một thứ quả đặc biệt này.
Nếu như đối với các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng Cam Vinh phù hợp nhất là vào mùa xuân hoặc mùa thu. Thế nhưng tốt nhất thì lại là mùa xuân hoặc đầu mùa mưa. Mật độ nên trồng là 4x5m, kích thước hố 0.8×0.8×0.8m hoặc 1x1x1m. Hố khi đào cần để lớp đất mặt về một phía, lớp phía dưới ở một phía. Nếu trồng ở những vùng đất khô cứng, hệ thống thoát nước kém thì không nên đào hố quá sâu.
Phòng trừ sâu, bệnh hại
Sâu vẽ bùa: Sâu phá hoại mạnh nhất là từ tháng 2 – tháng 10. Phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 – 1,5/1000 phòng 1-2 lần. Trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài1-2 cm). Khi xuất hiện sâu thì dùng 1 trong 2 loại thuốc trên nhưng + dầu Cantect để phun trừ thì diệt sâu mới có hiệu quả. Ph un ướt hết mặt lá.
Sâu đục thân, đục cành: Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Cần bắt sâu trưởng thành (Xén tóc, phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non. Sau thu hoạch (tháng 11 – 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng. Bơm các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%. Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
Nhện đỏ: Dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (10- 20 ml thuốc/10l nước). Thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1- 2%. Hoặc dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/1000 phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục 5- 7 ngày/lần.
Bệnh loét cam vinh và bệnh sẹo: Phun boocđô 1-2% hoặc thuốc Kasuran 1/1000. – Bệnh chảy gôm : Dùng thuốc boocđô 1-2% để phun trên cây và đổ trực tiếp vào vết bệnh. Ngoài ra có thể dùng Aliette hoặc benlat pha với nồng độ 2/1000 để xử lý các vết bệnh và phun trên lá.
Bón phân cho cam vinh
Mỗi hố bón từ 50 đến 80kg phân chuồng đã bị hoại mục kết hợp với 1kg P2O5. Và 5-10kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố. Đối với lớp mặt đất bón 100g ure và 100g K2O5. Nên phủ gốc khi trồng xong để tránh tình trạng bị thoát hơi nước nhưng cần phủ cách gốc 10cm. Các loại cây nào khi trồng cũng vậy, để có thể phát triển tốt nhất thì không thể thiếu phân bón được. Thế nhưng để đạt được hiệu quả cao, chúng ta cần bón phân theo đúng quy trình:
- Từ 1 đến 3 năm tuổi thì nên bón phân chuồng. Còn đối với phân lân thời gian thích hợp nhất là đầu tháng 12 đến cuối tháng 1 là đẹp.
- Từ năm thứ 4 trở về sau chỉ cần bón phân chuồng và phân lân sau khi đã thu hoạch cam vinh.
Trên đây là thông tin về giống cam Vinh mà spoyld.com muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích nhất. Mọi ý kiến thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn mua hàng. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây