Dường như thành phố nào ở Việt Nam cũng có thể làm du lịch, vì nơi nào cũng có cảnh sắc thiên nhiên, cũng như văn hóa và lịch sử đặc sắc. Huế là một ví dụ điển hình. Vùng đất này dù trải qua bao thăng trầm, biến quốc nhưng vẫn giữ được vẻ cổ kính, ấm áp và uy nghiêm.
Cố đô Huế, thủ đô cuối cùng của triều Nguyễn ở Việt Nam. Huế nổi tiếng với lịch sử “bàn cờ”, giàu văn hóa truyền thống và những ngôi chùa cổ kính. Nếu không có cơ hội đến thăm Thành cổ được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, du khách đến thăm thành phố yên bình này sẽ không trọn vẹn. Du khách không nên bỏ qua chuyến du ngoạn trên sông Hương thơ mộng để tham quan những ngôi chùa cổ kính. Nằm ở ngoại ô là các lăng tẩm của triều Nguyễn và chùa Thiên Mụ yên bình, đây cũng được coi là biểu tượng của cố đô Huế.
Mục Lục
Các điểm đến hấp dẫn ở Huế
Di tích – danh thắng
Kinh thành Huế
Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông do Vua Gia Long xây dựng từ năm 1965 và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. Tại đây các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gân 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ. Xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ. Ngoài ra còn có một cửa phụ thông với Trấn Bình Ðài gọi là Thái Bình Môn.
Lăng mộ thời nhà Nguyễn
Lăng các vua triều Nguyễn rất đa dạng về kiến trúc, phần nào phản ánh được tư tưởng, quan điểm, thẩm mỹ, cá tính, thị hiếu của từng vị vua đương thời. Tuy triều Nguyễn có 13 vua, nhưng vì nhiều lý do kinh tế chính trị chỉ 7 lăng được xây dựng, đó là: Lăng Gia Long; Lăng Minh Mạng; Lăng Thiệu Trị; Lăng Tự Đức; Lăng Đồng Khánh; Lăng Dục Đức; Lăng Khải Định…
Chùa Thiên Mụ
Hòa quyện với phong cảnh của sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ, ngôi chùa nổi tiếng nhất đất Cố Đô đã đi vào tâm thức của bao người dân, tô đẹp, gắn bó và là một bộ phận không thể tách rời của xứ Huế. Sự hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc nơi đây khiến du khách dù bận rộn đến mấy cũng phải ghé qua nếu đã đến với xứ Huế mộng mơ. Đến với chùa Thiên Mụ, du khách không khỏi cảm kích trước vẻ đẹp thiên nhiên, trước công trình đời xưa để lại với ngọn tháp hùng vĩ đứng soi mình trên dòng Hương Giang duyên dáng. Tiếng chuông chùa Thiên Mụ từ bao đời đã đi vào ca dao, để lại nỗi nhớ nhung trong lòng người xứ Huế và bạn bè gần xa thiết tha với Huế.
Đồi Vọng Cảnh
Ðồi Vọng Cảnh đứng soi bóng duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. Từ đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy những khu vườn cây ăn quả mướt xanh của cau, nhãn, cam, quýt, thanh trà… chen lẫn bóng thông, những mái nhà ngói xám của đền chùa, lăng tẩm cổ kính, trầm mặc… Đứng ở trên đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy được phong cảnh nên thơ của thành phố Huế đặc biệt là khu Lăng tẩm của các vua Nguyễn. Du khách có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn, mới thấm thía vẻ đẹp nên thơ, nên họa của một ngọn đồi, một khúc sông, một góc trời xứ Huế.
Sông Hương
Sông Hương là con sông lớn chảy qua giữa lòng Thành phố Huế, nổi tiếng có vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Sông Hương đẹp uốn lượn quanh co giữa núi rừng; đồi cây mang theo những mùi vị hương thơm của thảo mộc rừng nhiệt đới. Những con thuyền Huế xuôi ngược, dọc ngang với điệu hò man mác, trầm tư, sâu lắng giữa đêm khuya. Ði chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương Giang thơ mộng. Nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui muôn thuở của bao du khách… Quang cảnh đôi bờ sông, nào thành quách, phố xá, vườn cây; chùa tháp… bóng lồng mặt nước phản chiếu lung linh làm cho dòng sông đã yêu kiều càng nên thơ, nên nhạc.
Các danh thắng nổi tiếng khác: Bãi tắm Lăng Cô, Bãi biển Cảnh Dương, Cầu Trường Tiền; Chợ Đông Ba, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Suối Khoáng, Suối Voi.
Cầu Trường Tiền
Văn hóa – lễ hội
Nhã nhạc Cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến. Được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Festival Huế
Festival Huế là một lễ hội văn hóa nghệ thuật. Du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam. Festival Huế được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn. Nhằm đẩy mạnh kinh tế du lịch, giới thiệu bản sắc văn hóa Huế và Việt Nam; mở rộng giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.
Một số lễ hội tiêu biểu khác: Lễ hội Ðiện Hòn Chén, Hội chợ xuân Gia Lạc, Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ; Lễ hội vật làng Sình, Hội đua thuyền, Hội thả diều
Đặc sản ẩm thực xứ Huế
Món ăn dân dã và khó quên nhất là cơm hến. Ngoài ra Huế có những món ăn đặc sản như bún bò, giò heo. Mà nổi tiếng nhất là bún Gia Hội, chợ Tuần. Hàng chục loại bánh mặn, ngọt nổi tiếng gắn liền với các địa danh: bánh khoái Đông Ba; bánh bèo Ngự Bình, bánh canh Nam Phổ, bánh ướt thịt nướng Kim Long… Chè Huế cũng phong phú không kém gì các loại quà bánh. Có thể kể ra 36 loại chè khác nhau: chè bột lọc bọc thịt quay; chè hạt sen bọc long nhãn, chè đậu ván, chè đậu xanh đánh, chè đậu ngự, chè đậu huyết… Hoa quả là đặc sản địa phương đó là quýt Hương Cần, thanh trà Nguyệt Biều…