Bệnh cầu trùng ở heo do các bào tử gây ra và bệnh có thể gặp ở heo với mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là ở heo con theo mẹ và heo dưới 2 tuần tuổi. Căn bệnh này thường gặp ở những nơi có mật độ chăn nuôi heo cao và điều kiện vệ sinh kém. Căn bệnh nguy hiểm này thường gặp ở heo con sơ sinh và nó là yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ chết của heo con, do heo con luôn dính đầy phân và luôn bị ướt khi bị tiêu chảy. Còn chần chờ gì mà không cùng spoyld.com tìm hiểu kỹ hơn về cách phòng tránh và điều trị căn bệnh này ở heo qua bài viết dưới đây nhỉ?
Mục Lục
Dịch tễ học
Mầm bệnh cầu trùng heo gồm có 3 loại, loại 1 tên là Isospora. Nó gây bệnh chủ yếu cho heo con từ 7 đến 21 ngày tuổi. Đa phần trong thực tế heo mắc bệnh cầu trùng là do Isospora suis gây ra. Loại 2 tên là Eimeria, heo con từ 1 đến 3 tháng tuổi thường mang mầm bệnh này trong cơ thể. Nhưng hầu như không có biểu hiện triệu chứng gì ra ngoài. Loại 3 tên là Cryptosporidia hầu như không thấy gây bệnh cho heo. Tỷ lệ heo mắc bệnh lên đến 20%, nhưng nếu kế phát các bệnh khác thì tỷ lệ chết còn cao hơn nhiều. Bệnh tích do cầu trùng gây ra cho heo chỉ nằm trong phạm vi niêm mạc ruột.
Nguyên nhân khiến heo mắc bệnh cầu trùng
Cầu trùng là những ký sinh trùng có kích thước rất nhỏ. Nếu muốn thấy chúng thì phải xem dưới kính hiển vi. Các loài cầu trùng đều có hai giai đoạn phát triển:
- Gia đoạn 1: Noãn nang được bài xuất ra ngoài theo phân. Khi gặp các điều kiện thuận lợi, mỗi noãn nang sẽ phát triển thành dạng noãn nang cảm nhiễm, nghĩa là heo ăn phải sẽ nhiễm cầu trùng.
- Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn ký sinh trong cơ thể heo. Khi vào cơ thể vật chủ, noãn nang cảm nhiễm vỡ ra, giải phóng các bào tử thể và các bào tử thể này sẽ phá hoại niêm mạc ruột của heo. Các giai đoạn phát triển của cầu trùng rất phức tạp, thực hiện trong tổ chức nhung mao còn lớp cơ tiếp giáp với nhung mao ruột, gây tổn thương cho tổ chức ruột.
Triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh
Heo mệt mỏi toàn thân, thường rúc mình vào chất độn, bỏ ăn, hay nằm uể oải, nhu động ruột tăng lên, heo đi phân nhiều lần hơn, phân thoạt đầu hơi lỏng kèm theo một ít chất nhầy, về sau phân loãng có nhiều chất nhầy hơn, heo ốm kém sinh trưởng và phát dục, viêm xuất huyết niêm mạc ruột non và ruột già, heo có thể đi tiêu ra máu.
- Chẩn đoán bệnh: Dựa vào triệu chứng bệnh.
- Đề ra biện pháp đối phó khi có tình huống bệnh.
- Xử lý heo đang bệnh: Cho heo uống Toltrazu với liều lượng 1ml/con liên tục 3 ngày.
- Xử lý môi trường chăn nuôi heo: Tiêu độc sàn chuồng heo con, sưởi ấm heo.
Phòng bệnh cầu trùng cho heo
- Nuôi heo theo đúng quy trình.
- Thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng.
- Cho heo con uống các loại thuốc nêu trên khi heo được 3 ngày tuổi.
- Vệ sinh chuồng trại, ủ ấm cho heo con.
Điều trị bệnh cầu trùng cho heo
- Đối với bệnh này, để ngăn ngừa có hiệu quả nên sử dụng thuốc trước khi mầm bệnh xâm nhập vào thành ruột. Một khi những triệu chứng lâm sàng xuất hiện, thì các tổn thương bên trong đã xảy ra.
- Thuốc sử dụng cùng với thức ăn cho heo nái: Amprolium premix 1 kg/tấn thức ăn, monensin sodium 100g/tấn hoặc sulphadimidine 100g/tấn. Cho ăn từ lúc heo nái chuyển vào chuồng đẻ và suốt thời kỳ cho con bú.
- Tiêm cho heo con 6 ngày tuổi thuốc sulphonamide.
- Sử dụng thuốc chống cầu trùng như amprolium hoặc salinomycin. Hãy trộn nó với một lượng nhỏ sữa bộ. Sau đó cho heo con từ 3 ngày tuổi trở đi uống hàng ngày.
- Sử dụng một hoặc hai liều thuốc toltrazuril ở mức 6,25mg/kg là có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh cầu trùng. Nó được làm bằng việc trộn hỗn hợp 250ml glycerol, 125ml nước và 125ml Baycox với nhau. Sử dụng một lần liều 2ml cho lợn lúc 4, 5 hoặc 6 ngày tuổi. Thời gian chính xác được xác định bởi phản ứng. Và nó sẽ lặp lại một lần nữa lúc lợn 10 ngày tuổi. Nếu không có phản ứng, thì không chắc là vấn đề của bệnh cầu trùng. Hãy trao đổi cụ thể phương pháp điều trị này với bác sỹ thú y để có hướng xử lý tốt nhất.