Cây dâu tây đòi hỏi phải có một lượng ánh sáng dồi dào thì cây mới có thể sinh trưởng mạnh, nếu như thiếu ánh sáng thì thường ảnh hưởng đến những khả năng ra hoa kết quả của cây. Độ ẩm không khí cao và tình trạng mưa kéo dài thường xuất hiện nhiều bệnh ở cây. Trồng và chăm sóc cho cây dâu tây sẽ thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, có hàm lượng chất hữu cơ cao, đất phải ấm, giữ ẩm nhưng phải thoát nước thật tốt. Nếu như đất giàu chất hữu cơ thì cây dâu tây sẽ phát triển tốt hơn, năng suất cao và có thể kéo dài thời gian thu hoạch quả. Sau đây, bài viết của chúng tôi sẽ nói rõ hơn về phương pháp trồng cây cho bạn tham khảo.
Mục Lục
Chọn chậu và giống cây
Dâu tây là loại cây được nhiều người ưa chuộng. Bởi song song với việc quả đỏ tươi ngon, thì cây có thể sử dụng làm cây cảnh. Chọn giống cây: Mọi người có thể trồng cây bằng cách tự ươm hạt hoặc mua sẵn cây con về trồng. Lựa chọn hạt giống dâu tây chất lượng có tỷ lệ nảy mầm cao. Giá hạt giống dâu tây từ 25.000 đồng/túi khoảng 30 hạt. Cây con khoảng 80.000 đồng/cây, giống Nhật Bản hoặc New Zealand. Nếu chọn giống dâu tây chọn cây từ 10 – 15cm cây chắc khỏe, không sâu bệnh, phát triển đều.
Kỹ thuật trồng dâu tây
Kỹ thuật gieo hạt
Đất trồng dâu tây phù hợp nhất là loại đất phải đảm bảo được các yếu tố như đất hữu cơ, hoặc có thể là đất thịt nhẹ giàu dinh dưỡng, sạch và giữ được ẩm cũng như thoát nước tốt. Hạt giống cây dâu tây đen. Qua 2 bước chuẩn bị trên thì bạn tiến hành gieo hạt vào đất sạch và ẩm. Chậu hay khay đựng hạt cần được để khô ráo thoáng mát, có nắng tốt. Tưới nước một ngày một lần vào buổi chiều tối.
Kỹ thuật chăm sóc
Dâu tây là loại cây ưa ẩm nên chỉ cần nắng một buổi là đủ. Để cây phát triển tốt nhất nên trồng ở nơi nào chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày. Đây là lý do dâu tây rất được ưa chuộng trồng trong trậu treo để ban công. Tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều khi hết nắng. Tưới đều ẩm đất, sử dụng các loại nước sạch tránh nguồn nước mương suối dễ gây sâu bệnh, tránh tưới nhiều nước đất úng làm chết cây.
Thường xuyên xới đất cho đất được tơi xốp, thoáng cây. Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục. Hạt giống dâu tây đỏ
Thường xuyên tỉa lá già sâu bệnh
Trong thời gian cây phát triển cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân hữu cơ hoặc phân lân, kali… Cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi, tránh sâu bọ.
Phòng ngừa dị dạng trái
- Quy hoạch vùng trồng dâu tập trung, 1ha dâu nên nuôi 2 thùng ong mật để nâng cao tỷ lệ thụ phấn của hoa, đồng thời giảm bớt tỷ lệ trái dị dạng.
- Thời kỳ kết trái đầu tiên nếu phát hiện quả dị dạng lập tức hải bỏ và giảm bón lượng đạm.
- Giai đoạn hoa nở rộ tránh phun xịt thuốc sâu bệnh với nồng độ cao.
Bệnh thối trái:
- Bệnh thối trái do nấm Botrtis Cinerea: Biểu hiện đầu tiên là những đốm nâu sáng sau đó lan rộng cả trái có phủ một lớp mốc xám, sau đó trái khô đi. Bệnh này xâm nhiễm từ giai đoạn quả xanh đến chín.
- Bệnh thối trái do nấm Rhizoctonia: Vết bệnh ban đầu có màu nâu đậm, sau đó chuyển sang thối đen trái.
- Bệnh lây nhiễm khi trái chín tiếp xúc với đất trồng. Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn quả chín.
Biện pháp phòng trị:
- Chọn đất trồng cao ráo, thoát nước tốt, lên luống cao.
- Sử dụng chất liệu phủ luống.
- Bón cân đối NPK, tăng cường Kali trong vụ mưa.
- Luân canh và sử lý đất trước khi trồng.
- Xịt định kỳ các loại thuốc bệnh.
- Ngắc bỏ các trái bệnh đem tiêu hủy xa nơi canh tác