Sán lá đơn là một trong những loài ký sinh trùng rất dễ gặp đối với các loài cá cả sống trong môi trường tự nhiên lẫn cá nuôi. Nếu mức độ nhiễm ký sinh trùng sán cao sẽ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cá, khiến cá chậm lớn và thậm chí là tử vong. Vì vậy, người nuôi cá cần theo dõi và nắm rõ tình hình của cá để có những biện pháp phòng trừ sao cho phù hợp. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho à con tất cả những thông tin chi tiết nhất về bệnh sán lá đơn ở cá để bà con có thể chăm nuôi đàn cá được tốt nhất.
Mục Lục
Sán lá đơn là gì?
Sán lá đơn chủ thuộc họ Ancyrocephalidae có đặc điểm chung của bộ Dactylogyridea.
Cơ thể của họ sán Ancyrocephalidae nói chung rất nhỏ, dài, (chiều dài khoảng 0,2-0,9mm) lúc còn nhỏ có màu trắng nhạt và vận động rất hoạt bát. Mỗi khi vận động, cơ thể vươn dài ra phía trước, sau đó cơ thể rút ngắn, kéo cả phần sau lại, lấy phần sau làm trụ rồi vươn dài ra phía trước, lúc này ở phía trước lộ rõ 4 thuỳ đầu trong đó có 4 đôi tuyến đầu tiết chất nhờn phá hoại tổ chức tạo điều kiện cho sán bám lên mang cá. Phía trước có 4 điểm mắt do các đám tế bào sắc tố tạo thành tác dụng cảm giác ánh sáng.
Phía sau cơ thể có đĩa bám, chính giữa đĩa bám có hai đôi móc giữa, mỗi đôi móc giữa nối với nhau bởi màng nối, xung quanh đĩa bám có 7 đôi móc rìa. Kích thước hình dạng các móc, màng nối giữa các móc giữa là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt các giống loài của họ Ancyrocephalidae.
Cơ thể sán lá Gyrodactylus nhỏ và linh hoạt hơn sán Dactylogyrus. Phần sau cơ thể là đĩa bám gồm 2 móc lớn ở giữa, 14 hoặc 16 móc nhỏ xung quanh. Dựa vào số lượng móc mà sán có tên gọi là sán 16 móc hoặc sán 18 móc.
Một số giống Thaparocleidus, Cornudiscoides, Ancyrocephalus, Bychowskyella, Quadriacanthus… thường ký sinh trên cá da trơn.
Dấu hiệu bệnh lý
Sán ký sinh chủ yếu trên da, vây và mang của cá. Chúng dùng các móc ở đĩa bám để bám vào ký chủ và tổ chức tuyến đầu của sán tiết ra men phá hoại tế bào da, mang cá làm tiết nhiều dịch nhờn màu trắng đục cản trở hoạt động hô hấp của cá.
Vùng da, mang bị sán ký sinh có hiện tượng viêm loét dễ dàng cho vi khuẩn, nấm. Và một số ký sinh khác xâm nhập và gây bệnh. Trường hợp nhiễm nặng các tổ chức tế bào sưng to. Xương nấp mang cũng phồng lên, cơ thể thiếu máu dẫn đến gầy yếu, bơi lội chậm chạp. Cá ít hoạt động, nằm ở đáy ao hoặc nổi lên mặt nước đớp không khí, thậm trí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng.
Có trường hợp sán ký sinh không những gây viêm nhiễm làm cho tổ chức tế bào sưng to mà xương nắp mang cũng phồng lên. Cá bị bệnh bơi lội chậm chạp, cơ thể thiếu máu, cá gầy yếu.
Chu kì phát triển
Sán lá đơn chủ có chu kỳ phát triển trực tiếp trên cơ thể cá. Sán Dactylogyrus đẻ trứng, trứng có thể chìm xuống đáy ao hay bám vào cây cỏ thủy sinh trong nước. Đến ngày thứ 4 trứng nở cho ấu trùng sống tự do. Sau đó chúng nhanh chóng tìm kiếm ký chủ tiếp tục đời sống ký sinh. Đến ngày thứ 10 phát triển thành sán trưởng thành và tham gia sinh sản. Thời tiết ấm tốc độ đẻ trứng càng nhanh. Sán Gyrodactylus đẻ con. Trong cơ thể sán có thể chứa 2-3 bào thai. Mỗi bào thai chứa 1 sán có hình dạng giống sán trưởng thành. Khi sán con chui ra khỏi cơ thể sán mẹ thì sán tiếp tục ký sinh trên cá và gây hại tương tự sáng trưởng thành.
Thời gian phân bổ và xuất hiện
Các loài sán đơn chủ thuộc họ Ancyrocephalidae có tính đặc hữu như bộ Dactylogyridea. ở Việt Nam đã phát hiện gần 40 loài thuộc 10 giống của họ Ancyrophalidae ký sinh ở cá nước ngọt thuộc các họ cá da trơn: Siluridae, Bagridae, Clariidae, Plotosidae, Pangasiidae. Mức độ cảm nhiễm của các loài cá khá cao, tỷ lệ cảm nhiễm từ 30-60%. Sán lá đơn chủ gây tác hại chủ yếu ở giai đoạn cá giống.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và lây nhiễm nhanh trong các ao nuôi mật độ dày. Điều kiện môi trường dơ bẩn. Nhiệt độ nước thích hợp cho sán phát triển và gây bệnh từ 22- 28oC.
Ảnh hưởng của bệnh với đàn cá
Sán Dactylogyrusvà Gyrodactyluscó tính đặc hữu rất cao. Thường mỗi loài sán chỉ ký sinh trên một loài cá (mỗi giống sán có nhiều loài. Và mỗi loài chỉ ký sinh trên một loài cá nào đó). Một số nghiên cứu gần đây cho thấy cả hai giống sán lá này (có rất nhiều loài). Ký sinh trên nhiều loài cá nuôi và cá ngoài tự nhiên trong môi trường nước ngọt như cá tra, ba sa, chép, he, mè vinh, rô phi… Ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt trong ương nuôi cá tra. Sán gây bệnh nghiêm trọng cho cá hương và cá giống 3-5cm. Với tỉ lệ nhiễm 100% và cường độ nhiễm là >70 sán/cá (Bùi Quang Tề, 2001).
Theo Nguyễn Thị Thu Hằng và ctv (2007, 2009, 2010) thì kết quả phân tích cho biết cá giống ương nuôi ở ao/bè tỉ lệ nhiễm sánDactylogyrus, Gyrodactyluscũng rất cao từ 50-80%. Không có sự khác biệt lớn về cường độ nhiễm trung bình của nhóm cá ≥200g (36,8 sán/cung mang). Và nhóm cá <200g (22,24 sán/cung mang), điều này cho thấy sán lá ngoại ký sinh không chỉ phụ thuộc vào kích cỡ cá. Mà còn phụ thuộc và mật độ ương nuôi và điều kiện môi trường nước.
Kết quả điều tra (2009) cho biết vào những tháng mưa nhiều tỉ lệ nhiễm sán lá 93,8%. Sán sinh sản và lây nhiễm rất nhanh làm cá thịt gầy yếu. Giảm trọng lượng. Và gây cá chết hàng loạt cá giống. Nhìn chung sán 16 móc và sán 18 móc gây tác hại lớn trên cá nuôi. Đặc biệt là trong sản xuất và ương nuôi cá giống.
Cách phòng tránh xuất hiện bệnh
Trước khi thả cá xuống ao ương, nuôi, cần tẩy dọn ao, tiêu diệt trứng và ấu trùng sán lá 16 móc. Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế độ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp.
Cá giống trước khi thả ra ao hồ nuôi, dùng KMnO4 20 ppm tắm cho cá trong thời gian 15 -30 phút hoặc dùng NaCl 3% tắm trong 5 phút, nếu nhiệt độ trên 25 0C thì giảm xuống 2%.
Dùng formalin nồng độ 10-15 ppm (10-15ml/m3) phun trực tiếp xuống ao (chú ý tăng cường oxy hoà tan cho cá vì khi cho formalin vào nước sẽ mất oxy), hoặc tắm nồng độ 100-150 ppm (100-150ml/m3) thời gian 30-60 phút.
Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng bằng các sản phẩm như HEPAVIROL Plus, VITLEC 405 FS+ và BIOTICBEST For Export.
Định kì 7-10 ngày dùng OSCILL ALGA hay BIOXIDE 150 FISH hay GUARSA FISH để ngăn ngừa ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm gây bệnh.
Cách chữa trị khi cá nhiễm bệnh
Cá giống 20 ngày tuổi và cá thịt: Dùng GUARSA FISH 1kg/4000 m3 nước. Xử lí lúc 8-10 h sáng, có nắng, sau 24h thay nước rồi xử lý lại lần 2.
Trường hợp cá nhiểm mật độ ký sinh cao và chứa nhiều loại ký sinh trùng. Thì nên kết hợp dùng OSCILL ALGA Strong 1 lít/2000 – 3000 m3 nước (tạt cách nhau 1 giờ)
Chú ý quan trọng trước khi xử lý để cá khỏe:
- Nếu ao dơ bẩn, vật chất hữu cơ và khí độc cao. Thì nên dùng chế phẩm sinh học SANMELI hay VS STAR để xử lý trước 2 ngày rồi mới dùng GUARSA FISH.
- Hoặc tạt YUCADO 100% hay Deodorants + SAN ANTI SHOCK trước 1 giờ đồng hồ rồi mới dùng GUARSA FISH.
- Kết hợp kiểm tra thêm hàm lượng Oxy trong ao, nếu thấp thì tăng cường chạy quạt hay rải OXYBETTER trước khi dùng GUARSA FISH.
Kiểm tra sức khỏe xem cá có kém ăn, bị bệnh không ? Nếu bị bệnh thì do bội nhiểm giữa ký sinh trùng và khuẩn. Nên khi xử lý ngoại ký sinh xong thì phải dùng kháng sinh điều trị ( tùy theo bệnh mà chọn loại kháng sinh).